Blog

bộ chia mạng (1)

Bộ chia mạng (hay còn được gọi là Hub) là gì? Đôi khi nhiều người chỉ mới tiếp xúc đến mạng Internet cũng chưa biết đến bộ chia mạng Hub. Nó có chức năng như thế nào và vai trò của nó ra sao? Hãy cùng NetworkPro tìm hiểu thông tin về bộ chia mạng Hub nhé!

MU-MIMO Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Công Nghệ MU-MIMO!

Cách Tăng Tốc Độ Mạng Hiệu Quả Cho Mọi Loại Máy Tính

Bộ chia mạng – Hub là gì?

Bộ chia mạng còn được gọi là Hub. Là thiết bị mạng dùng để kết nối các thiết bị khác trong cùng mạng LAN với nhau.

Thiết bị Hub gồm nhiều cổng (từ 4 – 24 cổng) có vai trò là trung tâm kết nối. Khi gói dữ liệu truyền đến một cổng, sẽ tạo thành nhiều nhân bản rồi chuyển đến các cổng khác.

Dữ liệu sẽ được truyền tải đến tất cả và có lợi nếu có sự cố mạng với 1 trong các cổng Hub bất kỳ.

Hiện nay, Hub vẫn được người dùng sử dụng phổ phiến bởi chi phí thấp và đáp ứng nhu cầu cần thiết.

bộ chia mạng (2)

Đặc điểm của bộ chia mạng Hub là gì?

– Hoạt động cùng với băng thông được chia sẻ và broadcast.

– Hoạt động với mô hình OSI và hỗ trợ cho chế độ truyền bán song công (half-duplex).

– Tốc độ truyền tải cao đến các thiết bị và có tính linh hoạt.

Chức năng và vai trò của Hub

– Có vai trò là trung tâm kết nối đến các thiết bị mạng.

– Xử lý dữ liệu chung và khuếch đại và truyền đến các cổng của máy tính chủ.

– Hub sẽ có một Frame được truyền đi (có thể sẽ Broadcast đến các cổng).

Ưu điểm và nhược điểm của bộ chia mạng

Ưu điểm

– Chi phí rẻ nên được nhiều người sử dụng.

– Hỗ trợ nhiều phương tiện mạng khác nhau. 

– Sử dụng một trung tâm cũng không ảnh hưởng hiệu suất mạng. 

– Có thể mở rộng tổng khoảng cách mạng.

Nhược điểm

– Không thể lọc thông tin.

– Không thể chọn đường dẫn tốt nhất của mạng. 

– Không có các cơ chế như làm giảm lưu lượng mạng hay phát hiện xung đột.

– Không có khả năng kết nối các kiến ​​trúc mạng đa dạng như token, ring, ethernet,…

Lợi ích của việc sử dụng bộ chia mạng

Tốc độ truyền tải nhanh

Nhiều class có các Hub với các dải tốc độ khác nhau.

+ Class 1: có độ trễ tín hiệu là 140 bit time, bằng cách thiết lập bản ghi trong phạm vi 100BASE-TX, 100BASE-T4. 

+ Class 2: có độ trễ là 92-bit time, bằng cách truy cập vào một miền xung đột (collision domain).

Dual Speed ( là 1 cổng Switch ở bên trong) hoạt động 10M/bit và 100M/bit. Nếu kết nối với phân đoạn này thì cổng sẽ hoạt động cùng tín hiệu sẽ được truyền với tốc độ cao hơn. Dù vấn đề này có thể dẫn đến việc lỗi modem bởi không thể thiết kế Switch giữa các luồng lưu lượng.

bộ chia mạng (4)

Phát hiện và ngăn chặn các lỗi

Kết nối các bộ chia mạng lại với nhau sẽ có nhiều lợi ích lớn.

Hub sẽ phát hiện các lỗi quan trọng, hay xung đột lớn, hoặc va chạm làm gián đoạn xảy ra giữa các cổng/các thiết bị. Nếu bất kỳ lỗi nào xảy ra, sẽ tự động ngắt dòng tín hiệu và cô lập thiết bị bị hỏng. 

Còn có thể phát hiện những sai chuẩn trong cáp, tránh làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Bởi vì tích hợp sẵn Ethernet nên tìm ra các sự cố chức năng dễ hơn.

Bộ chia mạng Hub được ứng dụng vào đâu?

– Được triển khai sử dụng tại các hộ gia đình nhỏ.

– Dùng để tạo ra thiết bị có sẵn nằm ngoài mạng.

– Cung cấp kết nối dùng trong các tổ chức.

– Có thể dùng để giám sát mạng.

So sánh bộ chia mạng Hub và chuyển mạch Switch

Điểm giống nhau

– Đều có thể kết nối nhiều thiết bị, máy tính, điện tử lại với nhau.

– Có khả năng khuếch đại dữ liệu và truyền đến các cổng khác nhau

Điểm khác nhau

Trong mô hình OSI

– Hub là thiết bị mạng hoạt động ở layer 1

– Switch là thiết bị hoạt động ở layer 2, layer 3

Cách truyền tải dữ liệu

– Hub: Khi dữ liệu vào 1 cổng của Hub > lập tức phát tán ra các cổng còn lại. Chính vì nó không hiểu được dữ liệu thông tin vào cổng nào nên dễ xung đột mạng. Sau đó tiếp tục gửi đến toàn bộ cổng mà nó có.

– Switch: Dữ liệu đi vào Switch > lập tức switch sẽ kiểm tra, xác định nguồn và đích > gửi thông tin đến đích chính xác. Tránh được sự xung đột mạng.

Chế độ hoạt động

– Hub: Chạy ở chế độ half duplex. Tức là chỉ truyền hoặc nhận trong 1 thời điểm (1 chiều)

– Switch: Chạy ở chế độ Full duplex. Tức là vừa truyền vừa nhận cùng lúc (2 chiều)

bộ chia mạng (3)

Kết luận

Với những thông tin trên, NetworkPro đã cung cấp cho bản kiến thức về bộ chia mạng. Từ đó bạn có thể hiểu thêm và lựa chọn cho mình loại thiết bị tốt và phù hợp nhất nhé! 

Hãy đến với NetworkPro – cung cấp cho bạn các loại thiết bị mạng chính hãng với giá tốt nhất thị trường, bạn sẽ được tư vấn và lựa chọn sản phẩm chất lượng bảo hành tốt.

Cách Kiểm Tra Tốc Độ Mạng Bằng Phần Mềm Nhanh Chóng Nhất 2024

Mua Cục Phát WiFi – 6 Lưu Ý Quan Trọng Có Thế Bạn Chưa Biết

Tin tức liên quan

x