Blog

cân bằng tải

Cân bằng tải là gì? Lợi ích khi sử dụng cân bằng tải? Những loại nào đang hiện có? Hãy cùng NetworkPro tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!

>>> Xem thêm Tổng Hợp Thông Tin Về Băng Thông (Bandwidth)

>>> Xem thêm Phân Biệt Mạng LAN, WAN, MAN Để Ứng Dụng Hiệu Quả Nhất

Khái niệm Cân bằng tải

Cân bằng tải hay còn gọi là Load Balancing, là một phương pháp phân phối khối lượng tải trên nhiều máy tính hoặc một cụm máy tính để có thể sử dụng tối ưu các nguồn lực, tối đa hóa thông lượng, giảm thời gian đáp ứng và tránh tình trạng quá tải trên máy chủ.

cân bằng tải là gì?

Những lợi ích mà Cân bằng tải mang lại

  • Tăng khả năng đáp ứng.
  • Tránh tình trạng quá tải trên máy chủ.
  • Đảm bảo tính linh hoạt và mở rộng cho hệ thống.
  • Tăng độ tin cậy và khả năng dự phòng cho hệ thống.
  • Tăng tính bảo mật cho hệ thống

cân bằng tải

Các loại Load Balancing 

Load balancer thường được nhóm thành 2 loại: Layer 4 và Layer 7.

  • Cân bằng tải Layer 4 hoạt động dựa trên dữ liệu tìm thấy trong các giao thức mạng và giao vận layer (IP, TCP, FTP, UDP).
  • Các bộ cân bằng tải Layer 7 phân phối các yêu cầu dựa trên dữ liệu được tìm thấy trong các giao thức layer ứng dụng như HTTP. Có thể phân phối thêm các requests dựa trên dữ liệu cụ thể của ứng dụng như HTTP header, cookies hoặc dữ liệu trong chính thông báo ứng dụng, chẳng hạn như giá trị của một thông số cụ thể.

Các thuật toán Load Balancing 

Có rất nhiều thuật toán cân bằng tải được sử dụng, sau đây là các thuật toán cân bằng tải phổ biến nhất:

Thuật toán Round Robin

Thường gọi đây là thuật toán luân chuyển vòng. Các máy chủ sẽ được xem ngang hàng và sắp xếp theo một vòng quay. Các truy vấn dịch vụ sẽ lần lượt được gửi tới các máy chủ theo thứ tự sắp xếp.

Thuật toán Weighted Round Robin

Bản chất giống như thuật toán Round Robin, tuy nhiên chúng ta có thể cấu hình cho một máy chủ nào đó thường xuyên được sử dụng hơn.

Thuật toán Least Connection

Đây là thuật toán dựa trên tính toán số lượng kết nối để thực hiện Load Balancing cho máy chủ, nó sẽ tự động lựa chọn máy chủ với số lượng kết nối đang hoạt động là nhỏ nhất.

Thuật toán Weights Least Connection

Bản chất giống thuật toán Least Connection, nhưng chúng ta có thể cấu hình ưu tiên cho một máy chủ trong cụm máy chủ hoạt động.

Thuật toán Least Response Time

Đây là thuật toán sử dụng phương pháp thời gian đáp ứng ít nhất, lựa chọn dịch vụ trên máy chủ với thời gian đáp ứng là thấp nhất.

Cách Cân bằng tải xử lý trạng thái là gì?

cân bằng tải

Một số ứng dụng yêu cầu người dùng tiếp tục kết nối đến cùng một backend server. Một thuật toán mã nguồn tạo ra một mối quan hệ dựa trên thông tin IP khách hàng. Một cách khác để đạt được điều này ở mức ứng dụng web là thông qua sticky sessions, nơi load balancer đặt một cookie và tất cả các requests từ sessions hướng đến một máy chủ vật lý.

Cân bằng tải dự phòng là gì?

load balancing

Ở một số trường hợp chỉ có 1 cân bằng tải là điểm truy cập duy nhất. Chính vì vậy, ta cần có một Cân bằng tải thứ hai. Nó sẽ được kết nối với Load Balancer ban đầu. Mục đích để mỗi Load Balancer đều có khả năng phát hiện lỗi và phục hồi.

Vai trò của Load Balancing trong doanh nghiệp

Load Balancing đóng một vai trò quan trọng nhằm nâng cao năng suất hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp cần chọn đúng Load Balancing tốt hơn. Load Balancing vô cùng cần thiết trong các trường hợp sau:

  • Network server bị quá tải do sự mở rộng quy mô và nhân sự
  • Lưu lượng truy cập tăng, người dùng không tăng
  • Load balancer cần thiết cho việc cân bằng tải giữa các máy chủ được phân phối trên toàn cầu.
  • Load balancer có thể khắc phục các vấn đề phát sinh trong máy ảo được cấu hình cho một server.

Tổng kết

Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về Load Balancing. Đây một trong những thành phần cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của hệ thống IT. Hãy lưu ý kỹ các thông tin về chúng để cải thiện hiệu suất cũng như khiến người dùng hài lòng hơn về dịch vụ mạng của mình.

Đặt mua thiết bị mạng cân bằng tải chính hãng, giá tốt nhất thị trường tại NetworkPro.

Chat zalo 0909 06 59 69

>>> Xem thêm Tường Lửa Là Gì? Các Tính Năng Của Tường Lửa

>>> Xem thêm Tại Sao Lại Cần CHẾ ĐỘ BRIDGE MODE?

Tin tức liên quan

x