Blog

SD WAN

SD WAN  là một mạng hỗ trợ cho cân bằng tải đường truyền mạng bởi WAN. Lợi ích của SD WAN thu hút rất nhiều các công ty lớn hiện nay trên thế giới. Vậy SD WAN là gì? Và tại sao lại phải sử dụng công nghệ đó? Cùng NetworkPro tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

SD WAN là gì?

SD WAN được viết tắt của cụm từ Software Defined Wide Area Network. là mạng diện rộng, giúp hỗ trợ cân bằng tải cho đường truyền và xác định bởi phần mềm SDN (Software-Defined Networking).

SD WAN quản lý lưu lượng, giám sát phần cứng mạng và áp dụng cho các ứng dụng riêng để có thể đạt được hiệu suất ứng dụng mạng lại cho người dùng trải nghiệm mạng chất lượng cao. Từ đó, đơn giản hóa triển khai mạng diện rộng và truy cập đám mây.

SD WAN (1)

Đặc điểm cần có của SD WAN

– Khả năng kết nối nhiều loại như Frame relay, MPLS và không dây LTE cao hơn.

– Tự động lựa đường dẫn động để chia sẻ hay tải về và các hành động khác.

– Giao điện đẹp hơn.

– Cấu hình dễ dàng, đơn giản, quản lý ổn định.

– Khả năng hỗ trợ VPN và các dịch vụ bên thứ ba như tối ưu hóa WAN, cổng Web, Firewall,…

Ưu điểm của SD WAN

SD WAN không chỉ có thế mạnh về độ tin cậy, chi phí và thời gian triển khai, mà bên cạnh đó còn có nhiều điểm nổi trội so với MPLS truyền thống. 

ƯU ĐIỂM CỦA SD WAN

So sánh SD-WAN và MPLS

SO SÁNH SD WAN VÀ MPLS

Tính năng nổi bật của SD WAN

Tính năng tự phục hồi

Khi mạng bị chết hay mất liên kết, lúc đó sẽ phát hiện khoảng thời gian thực của sự cố mạng đó, sau đó tự động chuyển sang liên kết khác.

Tính bảo mật cao

Thường bảo mật bằng cách dùng Ipsec. Đây là một trong các yếu tố quan trọng của WAN.

Tối ưu hóa các ứng dụng

SD WAN cải thiện ứng dụng bằng việc dùng bộ nhớ đệm hay lưu trữ thông tin truy cập thời điểm gần đây ở bộ nhớ để có thể tăng tốc độ truy cập sau này.

Tùy chọn để triển khai

– Hầu hết các SD WAN đều sẵn có như các thiết bị được định cấu hình sẵn, được đặt tại rìa mạng trong các trung tâm dữ liệu, văn phòng chi nhánh, các địa điểm khác.

– Ngoài ra còn có các thiết bị ảo hoạt động trên phần cứng mạng hiện có hay thiết bị này được triển khai dưới một thiết bị ảo trên đám mây trong các môi trường.

– Điều này cho phép các công ty doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ SD WAN khi họ di chuyển phân phối ứng dụng từ máy chủ công ty sang dịch vụ dựa trên đám mây. Ví dụ như ứng dụng Google.

TÍNH NĂNG NỔI BẬT

Lợi ích mà SD-WAN mang lại

 – Cải thiện hiệu suất ứng dụng cũng như chất lượng dịch vụ cho nhân viên khi làm việc từ xa hay ở chi nhánh.

 – Giảm chi phí đồng thời tăng dung lượng qua việc sử dụng các kết nối di động và đường truyền giá rẻ.

 – Tăng tính linh hoạt ưu tiên các ứng dụng quan trọng hơn các loại dữ liệu khác.

 – Đảm bảo tính liên tục nhằm tránh ảnh hưởng tới việc kinh doanh, khắc phục sự cố do thiên tai và duy trì kết nối dù mạng bị lỗi nhiều lần.

 – Tăng cường bảo mật, kết nối trên mạng WAN khi di chuyển sang đám mây

 – Giảm độ phức tạp bằng cách hợp nhất các dịch vụ vào một thiết bị đặt tại rìa mạng, từ đó có thể quản lý tập trung cùng các chính sách.

Ứng dụng SD-WAN

SD-WAN cho phép các doanh nghiệp có thể  xây dựng mạng WAN mang lại hiệu năng tốt, mang lại sự thương mại truy cập Internet với giá tốt. Là bước phát triển, nhằm thay thế các mạng kết nối truyền thống ngày xưa, chi phí đắt như MPLS.

Các lĩnh vực ứng dụng

 – An ninh quốc phòng.

 – Siêu thị.

 – Ngân hàng.

 – Vận tải.

 – Tàu thuyền.

  – Công trường ngoài biển.

 – Xây dựng.

– Y tế.

 – Giáo dục.

 – Chuỗi cửa hàng bán lẻ.

 – Doanh nghiệp nhiều chi nhánh.

 – M2M và IoT.

Kết luận

Qua bài viết trên ta thấy công nghệ SD-WAN quả thực có rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Với những kiến thức hữu ích mà NetworkPro chia sẻ đến bạn, hy vọng bạn biết thêm và ứng dụng dùng công nghệ WAN tốt nhất.

Tin tức liên quan

x