Blog

MẠNG WAN (1)

Mạng WAN là gì? Đặc điểm của WAN như thế nào? Nó khác như thế nào so với các mạng LAN và MAN. Nhằm mang mang lại kiến thức về mạng hữu ích cho bạn đọc, ở bài viết dưới đây NetworkPro chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin về WAN cơ bản cần biết. Hãy tham khảo nhé!

Phân biệt mạng LAN, WAN, MAN để ứng dụng hiệu quả nhất

WLAN là gì? Nó có phải là giải pháp mạng tốt hiện nay?

Mạng diện rộng – Mạng WAN là gì?

Mạng WAN (Wide Area Network) hay còn được gọi là Mạng diện rộng. Là mạng dữ liệu được tạo ra bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Mạng này là sự kết hợp giữa mạng LAN và mạng MAN nối lại với nhau giữa các khu vực địa lý cách xa nhau. Mạng diện rộng này có thể vừa kết nối thành mạng riêng, có thể vừa kết nối rộng lớn cả một quốc gia hoặc toàn cầu.  Xét về quy mô địa lý, mạng GAN có quy mô lớn nhất, tiếp theo đó là WAN và mạng LAN.

Trong WAN giao thức sử dụng chủ yếu là giao thức TCP/IP. Đồng thời đường truyền kết nối có băng thông thay đổi theo mỗi vị trí lắp đặt. 

mạng diện rộng

Lịch sử của mạng WAN

 – Từ những ngày đầu của mạng điện toán, mạng WAN đã xuất hiện.

 – Ngày trước, WAN dựa trên đường dây điện thoại chuyển mạch và modem. Ngày nay, bao gồm những đường dây thuê bao, MPLS, không dây, vệ tinh và Internet băng thông rộng.

 – Ngày trước, tốc độ truyền tải 2400 bps. Ngày nay, đã phát triển thành 40Gbps và 100Gbps.

 – Cho phép các ứng dụng dùng băng thông lớn có thể truyền qua WAN với tốc độ cao.

 – Dễ dàng cho các doanh nghiệp triển khai những ứng dụng hiện đại.

Ưu điểm của mạng WAN

 – Kiểm soát truy cập của người dùng.

 – Mức độ bảo  mật tốt.

 – Có thể chia sẻ và lưu trữ thông tin.

 – Khách và nội bộ có thể dùng mạng lưới chung với nhau.

 – Truy cập mạng ở những vị trí khác nhau có thể chia sẻ và lưu trữ thông tin cho nhau.

Nhược điểm của mạng WAN

 – Băng thông của mạng WAN lại thấp nhất dẫn đến kết nối rất yếu. 

 – Chi phí lắp đặt cao.

 – Cách thức quản trị mạng khá phức tạp.

Các thiết bị mạng WAN

Các thiết bị sử dụng cho mạng WAN bao gồm: 

 – Router.

 – WAN Switch.

 – Modem (CSU/DSU).

 – Access server (server giao tiếp).

Các kiểu thiết kế của Wan

Hiện nay, mạng Wan thường được thiết kế theo hai cách sau đây

Các kiểu thiết kế

Theo kiểu truyền thống

Nhà cung cấp dịch vụ cài đặt sẵn nhiều kiểu thiết kế WAN. Trong đó có 3 phương pháp: 

 – Theo cấu trúc hình sao.

 – Theo cấu trúc hình lưới.

 – Theo cấu trúc hình lưới bán phần.

Theo kiến trúc dự phòng

Bởi vì đặc điểm của WAN là liên kết kém và tốc độ thấp cho nên thiết kế dự phòng là cần thiết. Nhờ đó mà mạng WAN mang tính sẵn cho hệ thống mạng, khi gặp sự cố kết nối với liên kết chính thì đảm bảo thời gian gián đoạn tối thiểu. Được thiết lập qua mô hình kết nối quay số hoặc thuê kênh riêng.

Dịch vụ sử dụng trong WAN

– Dịch vụ của WAN từ tầng Network trở lên.

– Khi triển khai hệ thống truy cập WAN nằm ở tầng Physical và Datalink.

Vì thế Physical đến thiết bị vật lý, đường truyền tín hiệu và Data link đến các công nghệ như HDLC (truy cập điểm tới điểm).

Dịch vụ sử dụng

Các dạng mạng diện rộng

 – ATM

 – Cable modem

 – Dial-up

 – DSL

 – Frame relay

 – ISDN

 – Leased line

 – X.25

Các giao thức đường truyền

Các giao thức đường truyền sử dụng phổ biến gồm:

 – PPP: Point-to-point protocol: dùng cho các kết nối quay số (dial up).

 – HDLC: High-level data link control: dùng cho các mạng point-to-point dành riêng.

 – LAPD: Link access procedure D channel: dùng cho các mạng ISDN kênh D (D Channel).

 – LAPB: Link access procedure balanced: dùng cho mạng chuyển mạch gói X.25.

 – LAPF: Link access procedure frame: dùng cho mạng chuyển mạch gói Frame relay.

So sánh mạng LAN, MAN và WAN

Mạng LAN

 – Tên đầy đủ: Local Area Network

 – Phạm vi: Nhỏ

 – Tốc độ: 10 – 100 Mbps

 – Băng thông: Lớn

 – Chi phí: Thấp

Mạng MAN

 – Tên đầy đủ: Metropolitan Area Network

 – Phạm vi: Lên tới 50 km

 – Tốc độ: LAN <  MAN < WAN

 – Băng thông: Trung bình

 – Chi phí: Cao

Mạng WAN

 – Tên đầy đủ: Wide Area Network

 – Phạm vi: Chia sẻ không bị giới hạn

 – Tốc độ: 256Kbps đến 2Mbps

 – Băng thông: Thấp

 – Chi phí: Rất cao

So sánh mạng LAN, MAN và WAN So sánh mạng LAN, MAN và WAN

Kết luận

Trên đây là bài viết Mạng diện rộng – Mạng WAN là gì? Tất tần tật thông tin về WAN cần biết mà NetworkPro muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về WAN – Mạng diện rộng.

Spanning Tree Là Gì? Tìm Hiểu Về Giao Thức Spanning Tree (STP)

WiMax Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa WiFi Và WiMax Như Thế Nào?

Tin tức liên quan

x