NAT là một thuật ngữ khá quen thuộc với những ai đang làm trong lĩnh vực CNTT và Viễn Thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa và nhiệm vụ của NAT. Và đương nhiên với những ai không làm trong ngành hay lần đầu tiên tiếp xúc thì khái niệm này khá xa vời.
- Khái Niệm VPN Là Gì? Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của VPN Như Thế Nào?
- So Sánh 3 Router Draytek Vigor2915, Vigor2925, Vigor2926
Chính vì thế, hôm nay NetworkPro sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi: NAT là gì? Chức năng của NAT? Có bao nhiêu loại NAT trong hệ thống? Cùng xem chi tiết bên dưới nhé!
NAT là gì?
Về khái niệm NAT là gì? NAT viết tắt của Network Address Translation là một dạng kỹ thuật mạng cho phép một hoặc nhiều địa chỉ IP nội miền chuyển đổi sang một hoặc nhiều địa chỉ ngoại miền. Hiểu đơn giản NAT giúp kết nối địa chỉ mạng cục bộ Private truy cập đến mạng công cộng Internet.
Chức năng của NAT là gì?
Đọc khái niệm trên có lẽ đa phần các bạn vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm NAT đúng không? Vậy chi tiết nhiệm vụ, chức năng của NAT trong hệ thống là làm gì?
NAT đóng vai trò như một Router, có nhiệm vụ truyền gói tin từ lớp mạng này sang lớp mạng khác trong cùng một hệ thống. NAT sẽ thực hiện thay đổi địa chỉ IP trong gói tin và sau đó chuyển sang Router và các thiết bị mạng khác. Trong giai đoạn gói tin được truyền từ mạng công cộng Internet. quay trở lại NAT, NAT sẽ thực hiện nhiệm vụ thay đổi địa chỉ đích đến thành địa chỉ IP bên trong hệ thống mạng cục bộ và chuyển đi.
Ngoài ra, NAT còn đóng vai trò như một tường lửa (Firewall) giúp bảo mật thông tin IP người dùng.
Phân loại NAT
Hiện nay, có 3 loại NAT phổ biến nhất đó là Static NAT, Dynamic NAT, NAT Overload.
Static NAT
Static NAT hay còn gọi là NAT tĩnh là phương thức NAT một đôi một. Kỹ thuật này dùng để thay đổi và biến đổi một IP này thành một IP khác. Bằng cách sử dụng phương pháp cố định cụ thể từ IP cục bộ sang IP công cộng.
Static NAT sẽ rất hữu ích trong trường hợp các thiết bị có địa chỉ cố định để truy cập internet từ bên ngoài.
Dynamic NAT
Dynamic NAT hay còn gọi là NAT động là phương thức ánh xạ một địa chỉ IP này sang một địa chỉ IP khác (one-to-one) bằng phương thức tự động. Thông thường sẽ ánh xạ từ một địa chỉ IP cục bộ sang một địa chỉ IP được đăng ký hợp lệ.
NAT Overload
NAT Overload có tên gọi khác là PAT (Port Address Translation), đây là một dạng Dynamic NAT. Nó thực hiện ánh xạ nhiều địa chỉ IP thành một địa chỉ (many-to-one) và sử dụng các địa chỉ số cổng khác nhau để phân biệt từng chuyển đổi.
Tóm lại, Static NAT được sử dụng để ánh xạ địa chỉ theo kiểu “one-to-one” và được chỉ định bởi người quản trị. Dynamic NAT là kiểu chuyển dịch địa chỉ dạng “one-to-one” một cách tự động. NAT Overload là kiểu chuyển dịch địa chỉ dạng “many-to-one” một cách tự động, sử dụng các chỉ số cổng (port) để phân biệt cho từng chuyển dịch.
Kết luận
Trên đây khái niệm và phân loại NAT mà bạn đang quan tâm. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về NAT.
>>> Xem thêm: Thi công khắc phục sự cố mạng LAN
Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết. Chúc bạn thành công.
ĐỪNG BỎ LỠ CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
- So Sánh Tính Năng Của Draytek Vigor2926 Và Mikrotik RB750Gr3
- Router WiFi Draytek Sở Hữu Những Tính Năng Nào?
- Mikrotik RB750Gr3 HEX Là Một Router Như Thế Nào?
- Giải Pháp WiFi Draytek Cho Nhà Hàng, Khách Sạn
Tags: NAT là gì? Static NAT, Dynamic NAT, NAT Overload, Chức năng NAT